Tổng quan phương pháp đạo tạo RIPL độc quyền

Bạn đang rất tò mò không biết RIPL có gì đặc biệt mà khiến nhiều học viên thích thú đến vậy phải không? Cùng Ebomb tìm hiểu nhé!

Phương pháp đào tạo tiếng Anh RIPL là gì

RIPL là tên viết tắt của các yếu tố:

  • Refined knowledge: Tính chắt lọc kiến thức

  • Inspiration: Tính truyền cảm hứng trong lớp học
  • Practice: Tính thực hành ngôn ngữ
  • Logic: Tính logic chặt chẽ

Đây là những tiêu chí đào tạo mà Ebomb đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy những năm qua và đã áp dụng thành công cùng hàng nghìn học viên xuất sắc chinh phục tiếng Anh giao tiếp thành công.

Tất cả các lớp học của Ebomb đều đang được áp dụng đồng bộ phương pháp RIPL trong quá trình học trên lớp, thậm chí ở bài tập về nhà và các lớp học, hoạt động bổ trợ ngoài giờ học chính.

4 yếu tố cốt lõi làm nên thành công của phương pháp RIPL

Sự chắt lọc kiến thức (Refined knowledge)

Lớp học truyền thống: 

Lớp học tại IMAP:

Học dàn trải tất cả mọi thứ trong tiếng Anh, học cả những kiến thức không cần thiết

  • Chắt lọc kiến thức, chỉ học những gì học viên cần, không học tất cả những gì tiếng Anh có
  • Lộ trình học tinh gọn, chia theo các kỹ năng, chủ đề cụ thể mà học viên cần
  • Công cụ giảng dạy Slide hiện đại, đúc kết toàn bộ kiến thức tinh lọc nhất
  • Giáo trình đục lỗ kiến thức quan trọng giúp học viên phải tự tư duy, chắt lọc kiến thức để điền vào

Ví dụ:

Trong tiếng Anh giao tiếp, khi nhận được câu hỏi “How are you”, người bản xứ sẽ có thói quen sử dụng câu trả lời “I’m doing good” thay vì “I’m doing well”. Trong khi đó “I’m doing well” mới là cách trả lời đúng theo ngữ pháp truyền thống.

Nhằm giúp học viên giao tiếp nhanh nhất, GIÁO VIÊN tại Ebomb sẽ dạy học viên cấu trúc “I’m doing good” và luyện phản xạ lặp đi lặp lại để HỌC VIÊN có thể trả lời nhuẫn nhuyễn và tự nhiên cấu trúc này, thay vì yêu cầu học trò nắm hết được vị trí, vai trò của trạng từ “well” trong câu, để rồi trong thực tế người bản xứ lại không giao tiếp như vậy.

→ Từ những ví dụ trên, ta hiểu lý do tại sao học viên có thể học rất lâu, cũng rất chăm chỉ nhưng không tiến bộ là bao. Đó là bởi vì họ dành thời gian học rất cả những gì tiếng Anh có, trong khi ta chỉ cần chắt lọc kiến thức để chỉ học những cái ta cần mà thôi. 

Tính truyền cảm hứng (Inspiration)

Học tiếng Anh cũng giống khi chúng ta làm bất kỳ công việc khác. Chúng ta thường mất động lực làm 1 việc khi:

  • Công việc đó nhàm chán, không tìm được niềm vui

  • Chúng ta không có thế mạnh làm việc đó, thậm chí càng làm càng thấy bản thân mình kém cỏi và bế tắc

  • Việc chúng ta làm không có ai ghi nhận, biểu dương, khen ngợi

  • Ta thường xuyên bị chỉ trích

  •  Không có người đồng hành để động viên, giúp đỡ

  • Bị giao mục tiêu quá lớn, cảm giác không đạt được mục tiêu

  • Có mục tiêu nhưng không có người cho công cụ thực hiện

Từ đó, suy ra học trò không thích học Tiếng Anh do:

  • Giờ học nhàm chán, không có niềm vui

  • Không giỏi tiếng Anh, càng học càng thấy bản thân kém tiếng Anh

  • Không được giáo viên ghi nhận, biểu dương, khen ngợi

  • Khi làm sai thường bị giáo viên chê bai, chỉ trích

  • Thầy cô xa cách, không đồng hành

  • Đặt mục tiêu quá xa, quá cao, cảm giác mục tiêu xa vời

  • Không biết học từ đâu, học như thế nào

Khi đến với các lớp học của Ebomb,học viên thông thường vốn đã có “những trải nghiệm không đẹp” với bộ môn tiếng Anh trước đây. Chính vì vậy, sứ mệnh của đội ngũ giáo viên là xóa bỏ những định kiến, những sợ hãi, rụt rè của người học với bộ môn này, đem lại cho họ một cảm giác hứng thú, thoải mái, khi tất cả mọi người đều không sợ sai, không sợ bị đánh giá.

Vậy để học viên thích học tiếng Anh, yếu tố “truyền cảm hứng” trong tuyên ngôn của các thương hiệu sẽ được thể hiện qua các khía cạnh sau đây:

Biến mỗi giờ học tràn đầy niềm vui

  • Giáo viên luôn thể hiện phong cách năng lượng và hứng khởi, giọng nói to và rõ ràng, ngôn ngữ hình thể mạnh mẽ, phóng khoáng, học viên sẽ được giáo viên truyền năng lượng, thay vì truyền sự ủ rũ, mệt mỏi.

  • Giáo viên được đào tạo để tương tác với học viên thông qua các hình thức ngôn ngữ đa dạng:

  • Ngôn ngữ tinh tế: Giáo viên cần ghi nhớ và gọi tên học viên ngay từ buổi học đầu tiên, luôn gọi tên học viên trong khi tương tác, không chỉ gọi học viên bằng “em’ hay “bạn”, không mô tả học viên bằng những cụm từ thiếu cảm xúc như “áo xanh”, “áo đỏ”, “tóc vàng”…
  • Ngôn ngữ truyền động lực: Giáo viên sử dụng những từ ngữ tích cực, ấn tượng. Ví dụ như, thay vì nói “Chúng ta sẽ cùng học bài 2”, giáo viên tại IMAP sẽ sử dụng “Cả lớp mình hãy cùng cô chinh phục chủ điểm ngày hôm nay nhé”
  • Ngôn ngữ chuyên gia và ngôn ngữ kinh nghiệm: Giáo viên cần biết và hiểu được hệ thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ, từ đó có thể đưa ra cho học viên những lời khuyên hữu ích, thực tế. Ví dụ như, thay vì khuyên học viên “Các em nghe nhiều thì sẽ giỏi lên”, giáo viên cần phân tích cho học viên những sai lầm của họ như nghe thụ động, nghe luyện đề ngay từ giai đoạn đầu tiên…, từ đó phân tích hậu quả và đề ra giải pháp phù hợp với từng học viên.
  • Giáo viên tổ chức các hoạt động cặp/nhóm, thi đua, tranh giải trong lớp học để không khí lớp học luôn sôi nổi, điển hình như:

    • Trò chơi warm-up (khởi động) và ice-breaking (phá băng) đầu giờ
    • Các giáo viên lựa chọn danh sách 30 hoạt động lớp học cố định và 15 giáo cụ học tập để đưa vào bài giảng của mình. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy giáo viên sẽ tiếp tục sáng tạo và cập nhật những hoạt động mới cho ngân hàng hoạt động của công ty.
    • Star of the day (ngôi sao của buổi học)
    • Voice of the month (nhân vật sở hữu thành tích speaking nổi bật của tháng)

Khiến học trò nhận ra giá trị của bản thân khi học tiếng Anh

  • Để tránh việc độc thoại một mình trong giờ học, Giáo viên cần sử dụng bộ kỹ thuật đặt câu hỏi để học viên đóng góp và xây dựng vào bài giảng. Từ đó, người tỏa sáng trong giờ học là học viên thay vì giáo viên.

  • Kỹ thuật đặt câu hỏi có rất nhiều yêu cầu chi tiết, cụ thể. Để hỏi được một câu hỏi “hoàn hảo” trong giờ học, đội ngũ sứ giả tại IMAP được đào tạo để soi xét tới rất nhiều hệ quy chiếu khác nhau:

    • Giáo viên cần hỏi tập thể khi những câu hỏi tương đối đơn giản, đại đa số học viên có thể trả lời được, hỏi cá nhân khi với những câu hỏi có độ khó tương đối
    • Khi nào hỏi câu hỏi dạng đầy đủ, khi nào thì hỏi dạng bỏ ngỏ (là dạng câu hỏi mà giáo viên sẽ bỏ dở ở cuối câu để học viên điền nốt câu trả lời vào đó)
    • Khi nào hỏi câu hỏi mở: Wh-question, khi nào thì hỏi câu hỏi đóng: Yes/No question, Choice question…
    • Giáo viên đặt câu hỏi là để học viên trả lời được, không được đặt câu hỏi đánh đố.
    • Giáo viên không được độc thoại kiến thức quá 5 câu.
    • Câu hỏi phải càng cụ thể và đầy đủ dữ liệu càng tốt. Hỏi một câu hỏi mơ hồ, giáo viên sẽ nhận lại sự im lặng “chết chóc” từ phía học trò.
  • Để khích lệ tinh thần học của học viên, đem lại cho học viên cảm nhận “được ghi nhận”, giáo viên luôn ý thức được việc cần khen ngợi học viên cho dù đó là nỗ lực nhỏ nhất của họ:

    • Giáo viên động viên “No problem”, “Good Guess”; “Close! But good job anyway” kể cả khi trả lời sai, tuyệt đối không được có các hành động chê cười/chỉ trích học viên
    • Giáo viên biểu dương, xây dựng thương hiệu cá nhân cho HỌC VIÊN khi HỌC VIÊN trả lời những câu hỏi xuất sắc
    • Không chê bất kỳ một điều gì của học viên để học viên không cảm thấy tự ti, mặc cảm
  • Giáo viên có những phần thưởng không chỉ cho học viên đạt điểm cuối kỳ/giữa kỳ cao nhất mà còn cho học viên tiến bộ nhiều nhất, học viên chăm chỉ nhất, tích cực nhất.

Đồng hành và kết nối thường xuyên với học viên, xóa bỏ rào cản giữa GIÁO VIÊN và HỌC VIÊN

  • Chủ động tương tác với học viên qua group facebook, qua group chat, qua inbox chat cá nhân, trao đổi sau giờ học/trước giờ học để học viên luôn cảm thấy gần gũi với giáo viên, cũng như gần gũi với các bạn bè trong cùng lớp/cùng nhóm.

  • Chủ động hỏi thăm học viên các vấn đề học tập hoặc các vấn đề khác để học viên cảm thấy gần gũi, sẵn sàng chia sẻ. Chỉ có như vậy, học viên – dưới vai trò “khách hàng”, mới thẳng thắn nói ra những điểm chưa hài lòng của bản thân mà không có cảm giác “bị đánh giá” vì mình đang nói chuyện với giáo viên của mình.

Practice (Tính thực hành ngôn ngữ)

Khác với tư duy học tiếng Anh từ những năm học trung học, để có tiếng Anh giao tiếp tốt, nhất định phải có sự thực hành đủ nhiều. Về nguyên lý cơ bản:

  • Kiến thức là hiểu biết của một con người, còn kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức đó.
  • Ta ghi nhớ kiến thức, nhưng ta thực hành kỹ năng
  • Ngôn ngữ là một bộ môn thiên về kỹ năng, không phải là một bộ môn của kiến thức. Cách phân biệt:

 

Môn kỹ năng

Môn kiến thức

Ví dụ

Học nhảy, học hát, học múa, học võ, học tiếng

Lịch sử, Xã hội học

Cách học

Luyện tập

Học thuộc

 

Bản chất của việc học một ngôn ngữ: 

Việc học một ngôn ngữ thứ 2 (second language) một cách khoa học nhất sẽ tuân theo quy tắc SKS. Có nghĩa là:

  • Nếu ở nơi khác/Truyền thống

✔ Tập trung nhiều vào kiến thức lý thuyết

✔ HỌC VIÊN có thể thuộc làu làu các nguyên tắc nhưng nghe không được, nói không được, viết không được…

  • Ở Ebomb

Học theo quy tắc SKS

✔ Vẫn học kiến thức, tuy nhiên kiến thức chỉ là giai đoạn trung gian ở giữa, để người học xử lý thông tin đầu vào và biến nó thành sản phẩm đầu ra.

✔ Luôn giảng dạy theo tôn chỉ: Mục đích cuối cùng của việc học một ngôn ngữ là để giao tiếp được.

✔ Thực hành ngôn ngữ càng nhiều càng tốt.

Phương pháp để HỌC VIÊN được thực hành nhiều trong lớp học

✔ Thiết kế bài giảng theo quy tắc PACES. Trong đó bước cuối cùng (bước S) là bước luyện tập, HỌC VIÊN sẽ được luyện tập ngay kiến thức mà mình vừa học được.

✔ Sử dụng kỹ thuật đồng bộ hóa âm thanh thay vì tương tác cá nhân rời rạc và nhỏ lẻ để mọi học viên đều có cơ hội thực hành ngôn ngữ liên tục trong giờ học. 

Tính logic – chặt chẽ (Logic) 

  • Nơi khác/Truyền thống

Học viên mơ hồ về phương pháp tiếp cận kiến thức và thực hành kỹ năng của GIÁO VIÊN

  • Ở Ebomb

Học viên được tiếp cận kiến thức – thực hành kỹ năng qua chu trình 5 bước: PACES

Với cách này, học viên được thực hành liên tục và ghi nhớ lâu hơn, đặc biệt là tương tác tối đa, tránh nhàm chán khi học tập.

Thành công của học viên tại Ebomb, khi được áp dụng phương pháp RIPL trong dạy và học

Phương pháp RIPL độc quyền được áp dụng tại các hệ thống lớn như IELTS Fighter, Ms Hoa Giao Tiếp, Anh Ngữ Ms Hoa,... các bạn có thể trải nghiệm trực tiếp bên dưới.

Chúc các bạn thành công trên hành trình chinh phục ngôn ngữ nhé!

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận