Tính truyền cảm hứng (Inspiration) - Trong phương pháp RIPL

Tính truyền cảm hứng trong học tập sẽ giúp người học thích thú với môn học hơn. Vì vậy, Ebomb ứng dụng phương pháp RIPL trong giảng dạy với mục đích giúp học viên chinh phục tiếng Anh dễ dàng qua những giờ học tràn đầy cảm hứng và chất lượng.

 

Tại sao nên truyền cảm hứng khi học?

“Cảm hứng” là nguyên nhân hàng đầu quyết định bạn học giỏi tiếng Anh hay không.

 Thực tế đã chứng minh, không có động lực và cảm hứng khi học tiếng Anh đã khiến rất nhiều người “học mãi không giỏi”, bởi nhiều yếu tố như: 

  • Không tìm được niềm vui trong việc học, bị nhàm chán khi học
  • Nghĩ mình học yếu kém, nên luôn bị bế tắc, học càng lùi.

  • Đặt mục tiêu quá cao với khả năng

  • Có mục tiêu nhưng không có định hướng rõ ràng

  • Bị chỉ trích bởi người khác khi học sai tiếng Anh

  • Không được ghi nhận, khen ngợi, biểu dương khi học 

  • Không có bạn đồng hành giúp đỡ, động viên

Chính vì vậy, phương pháp RIPL đã đề cao tính truyền cảm hứng khi học tập nhằm xóa bỏ những sợ hãi của học viên với môn tiếng Anh, và tạo hứng thú khi học giúp học viên sử dụng tiếng Anh dễ dàng, hiệu quả, nâng cao giá trị bản thân.

Tính truyền cảm hứng trong phương pháp RIPL như thế nào?

Niềm vui trong mỗi giờ học

Mặc dù là lớp học trực tuyến, nhưng các giáo viên tại Ebomb luôn dồi dào năng lượng và hứng khởi, giọng nói to và rõ ràng, ngôn ngữ hình thể mạnh mẽ, phóng khoáng để truyền năng lượng tích cực tới học viên. 

Các trò chơi xuyên suốt từ đầu đến cuối buổi học giúp không khí học tập sôi nổi hơn:

  • Trò chơi warm-up (khởi động) và ice-breaking (phá băng) đầu giờ

  • Star of the day (ngôi sao của buổi học)

  • Voice of the month (nhân vật sở hữu thành tích speaking nổi bật của tháng)

Đặc biệt, giáo viên sử dụng ngôn ngữ tinh tế, ghi nhớ và tương tác gọi tên học viên ngay từ buổi học đầu tiên giúp học viên có cảm giác thân thiện, học tập vì niềm vui.

Giúp học viên nhận ra giá trị bản thân

Học viên luôn được “tỏa sáng” trong mỗi giờ học nhờ cách đặt câu hỏi của giáo viên giúp bạn đóng góp và xây dựng vào bài giảng. 

Kỹ thuật đặt câu hỏi có rất nhiều yêu cầu chi tiết, ví dụ:

  • Giáo viên cần hỏi tập thể khi những câu hỏi tương đối đơn giản, đại đa số học viên có thể trả lời được, hỏi cá nhân khi với những câu hỏi có độ khó tương đối.

  • Khi nào hỏi câu hỏi dạng đầy đủ, khi nào thì hỏi dạng bỏ ngỏ (là dạng câu hỏi mà giáo viên sẽ bỏ dở ở cuối câu để học viên điền nốt câu trả lời vào đó).

  • Khi nào hỏi câu hỏi mở: Wh-question, khi nào thì hỏi câu hỏi đóng: Yes/No question, Choice question…

  • Giáo viên đặt câu hỏi là để học viên trả lời được, không được đặt câu hỏi đánh đố.

Ngoài ra, nhằm mang tới cho học viên cảm giác “được ghi nhận”,  các giáo viên luôn khích lệ, khen ngợi tinh thần học viên cho dù đó là nỗ lực nhỏ nhất của họ và luôn có những phần thưởng không chỉ cho học viên đạt điểm cuối kỳ/giữa kỳ cao nhất mà còn cho học viên tiến bộ nhiều nhất, học viên chăm chỉ nhất, tích cực nhất.

Đồng hành và kết nối học viên thường xuyên

Việc đồng hành và kết nối giữa giáo viên thường xuyên với học viên nhằm mục đích tạo cho học viên cảm giác “bạn bè”, từ đó học viên thoải mái chia sẻ những quan điểm cá nhân với giáo viên khi học. 

Chính vì vậy, đội ngũ giảng viên luôn:

  • Chủ động tương tác, hỏi thăm với học viên qua group facebook, qua group chat, qua inbox chat cá nhân về vấn đề học tập hoặc các vấn đề khác để học viên cảm thấy gần gũi, sẵn sàng chia sẻ. 

  • Trao đổi sau giờ học/trước giờ học để học viên luôn cảm thấy gần gũi với giáo viên, cũng như gần gũi với các bạn bè trong cùng lớp/cùng nhóm.

Đến với Ebomb, học viên không chỉ tiết kiệm thời gian học tập, học hiệu quả bởi đội ngũ giảng viên đầy kinh nghiệm và luôn truyền cảm hứng khi học.  

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận