Cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn tiếng Anh sắp diễn ra

Việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn rất quan trọng. Bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn càng tốt thì khả năng được chọn của bạn sẽ càng cao. Và để có được sự tự tin khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh thường gặp bạn cần luyện tập trả lời và trau dồi nhiều vốn từ vựng thường xuyên.

phỏng vấn bằng tiếng Anh

I. Những điều bạn cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh

Hãy chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh như cách bạn sẽ chuẩn bị cho bất kỳ những buổi phỏng vấn khác. Bạn có thể tìm hiểu về lịch sử và mục tiêu của công ty mình xin việc, xác định thời gian bạn cần để di chuyển đến địa điểm phỏng vấn, sắp xếp tài liệu của bạn và chọn một bộ trang phục phù hợp. Cùng Ebomb bỏ túi bí kíp 7 bước cần thiết cho buổi phỏng vấn tiếng Anh xin việc ngay nhé!

Bước 1: Chuẩn bị tâm lý

  • Hầu hết các NTD đều có ấn tượng tốt với các ứng viên tự tin. Bạn không thể mang bộ mặt lo âu, căng thẳng bước vào phỏng vấn. Một nụ cười, môt cái bắt tay thật chặt, ánh mắt kiên định... tất cả đều thể hiện sự sẵn sàng của bạn. Việc chuẩn bị tinh tốt sẽ giúp bạn không cảm thấy vấp váp hay căng thẳng trong buổi phỏng vấn.
  • Ngoài ra, để đạt được thành công vững chắc trong tương lai, bạn cần phải “kiên nhẫn”. Kiên nhẫn không bao giờ là điều thừa, kể cả khi bạn thất bại trong phỏng vấn, bạn cũng phải kiên nhẫn để duy trì sự tự tin và lạc quan.

Bước 2: Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp mình ứng tuyển

  • Bạn có thể tìm kiếm thông tin cơ bản của công ty trên các trang tuyển dụng như Vietnamworks, Jobstreet… hay website, fanpage chính thức doanh nghiệp để biết tổng quan về tổ chức và hồ sơ ngành nghề. Điều này giúp bạn hiểu được sâu rộng nền tảng và nhiệm vụ của tổ chức, biết họ thường phỏng vấn theo cách nào để luyện phỏng vấn tiếng Anh nếu họ yêu cầu ngoại ngữ. Nếu doanh nghiệp bạn ứng tuyển thuộc mảng sản phẩm, dịch vụ hay quảng cáo truyền thông, hãy đọc các thông cáo báo chí gần đây để biết thông tin chi tiết về tăng trưởng, ổn định dự kiến, đánh giá sản phẩm, dịch vụ và cơ sở khách hàng của họ.

Bước 3: so sánh các kỹ năng và trình độ bản thân với các yêu cầu công việc

  • Liệu bản đã luyện phỏng vấn tiếng Anh đủ để gây ấn tượng và cho nhà tuyển dụng biết trình ngoại ngữ của bạn ở mức nào chưa. Hãy đảm bảo rằng bạn ghi nhớ bản mô tả công việc, biết kiến thức – kinh nghiệm – khả năng nào cần phô bày cho công việc này, đừng đợi đến lúc phỏng vấn lại thắc mắc điều nhà tuyển dụng đã thông tin chi tiết, sẽ mất mặt lắm đấy!
  • Sau khi biết rõ thông tin công ty, xác định kỹ năng bản thân, bạn có thể chuẩn bị câu trả lời. Hầu hết các cuộc phỏng vấn liên quan đến sự kết hợp của các câu hỏi về hành vi, trường hợp và lý lịch. Một buổi phỏng vấn tiếng Anh hoàn chỉnh là khi bạn biết lợi thế của mình ở đâu, vị trí của doanh nghiệp thế nào. Nếu không thể có những câu trả lời hoàn chỉnh, thời gian xin việc không còn bao lâu, bạn nên tìm ngay khóa học tiếng Anh phỏng vấn xin việc cấp tốc để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

phỏng vấn tiếng anh

Bước 4: Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể   

  • Bạn hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và thể hiện sự chuyên nghiệp ở câu hỏi hay gặp nhất tại mỗi lần kết thúc buổi phỏng vấn “Bạn có thắc mắc nào không?”. bạn nên thể hiện tinh thần quan tâm đến công việc thông qua sổ tay ghi chép lại các ý kiến mình thắc mắc như: hiệu suất công việc được đánh giá thế nào, cơ hội thăng tiến ra sao… Ở khía cạnh ngôn ngữ cơ thể, đừng để nhà tuyển dụng thấy bạn thiếu tự tin, thay vào đó hãy chủ động qua nụ cười, ánh mắt, cái bắt tay vững chắc hay tư thế ngồi thoải mái… Biểu hiện trên khuôn mặt của bạn sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng biết buổi phỏng vấn tiếng Anh có làm khó bạn hay bạn hoàn toàn xứng đáng vào làm việc tại công ty.

Bước 5: Cân nhắc trang phục và các vật dụng mang theo suốt buổi phỏng vấn tiếng Anh.

  • Nghe qua sẽ có nhiều người cười chê vì ai chả biết trong buổi phỏng vấn chúng ta nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Tuy nhiên, thực tế chưa chắc là vậy. Nếu bạn ứng tuyển vào ngành thời trang, bộ cánh bắt trend chắc chắn là dấu ấn nhà tuyển dụng cần; ngược lại, trang phục công sở có màu trung tính lại thích hợp với các công ty quốc tế, chuyên nghiệp. Song song đó, những vật dụng mang theo như: bản sao hồ sơ, sổ ghi chép… cũng là tác nhân thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có các kỹ năng, kiến ​​thức và kinh nghiệm cho công việc.
  • Khi đã chuẩn bị bước vào buổi phỏng vấn tiếng Anh chắc hẳn bản CV tiếng Anh của bạn phần nào đã gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm

II. Một số lỗi thường gặp của ứng viên khi tham gia phỏng vấn bằng tiếng Anh

1. Trình bày lan man không tập trung vào câu hỏi

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm hiểu mức độ phù hợp của bạn với công việc. Thế nên, dù gặp những câu hỏi kiểu…khởi động như “Introduce something about yourself”, bạn cũng đừng sa đà vào các chi tiết không quá liên quan (nhà có bao nhiêu anh chị em, thích đi du lịch ở đâu, v.v…). Trong khoảng thời gian đó, bạn hoàn toàn có thể đề cập đến những ý tưởng đắt giá hơn như năng lực của bản thân, định hướng công việc, nhận xét của mọi người về bạn…

2. Không phát triển thêm câu trả lời

Lỗi phổ biến khi phỏng vấn bằng tiếng Anh là bạn chỉ trả lời ngắn gọn kiểu “yes – no – yeah I agree”. Không những nhà tuyển dụng không hiểu gì thêm về bạn mà tệ hơn, bạn còn tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp, nhàm chán và thậm chí là bất lịch sự khi giao tiếp. Chẳng hạn như khi được hỏi:

“Do you think you are a good teammate?” (Bạn có nghĩ mình giỏi làm việc theo nhóm không?)

Sau khi trả lời “yes!”, bạn có thể tiếp tục làm rõ hơn ý tưởng của mình bằng một số cấu trúc như:

  •  Let me explain more…(để tôi giải thích rõ hơn…)
  •  I am confident that I can…(tôi tự tin rằng mình có thể…)
  •  I am a good teammate because…(Sở dĩ như vậy là vì…)

phỏng vấn bằng tiếng Anh

3. Không nêu ví dụ và số liệu để chứng minh

Nhà tuyển dụng sẽ không tin bạn là người có chuyên môn nếu bạn chỉ khẳng định chắc nịch “I’m really good at marketing.” Để thuyết phục, hãy chứng minh chiến lược marketing nào của bạn đã thành công, nó mang lại thành tựu ra sao cho công ty. Bạn nên trình bày ví dụ, số liệu theo kiểu:

One perfect example / exemplar is…(một ví dụ điển hình là…)

4. Chọn lựa ngôn từ không phù hợp

Việc bạn dùng từ ngữ quá dân dã (informal) trong buổi phỏng vấn chứng tỏ bạn thiếu tính chuyên nghiệp và chăm chăm sử dụng tiếng anh học thuật (academic) khiến bạn trở nên khoe mẽ không cần thiết.

Lý tưởng nhất khi phỏng vấn bằng tiếng Anh là bạn nên lựa chọn từ ngữ mang tính trang trọng (formal), bổ sung thuật ngữ chuyên môn phù hợp với công việc (professional). Ví dụ, cùng là trình bày năng lực sử dụng phần mềm thiết kế, bạn hãy thử so sánh các cách dùng sau:

  •  informal: I rock at 3DCrafter!
  •  formal: I am really confident at my 3DCrafter skills.
  •  academic: I take pride in my ability to master design-exclusive software like 3DCrafter.
  •  professional: I know best about CAD software, and 3DCrafter is an example.  

5. Nói xấu về công ty cũ

Cách bạn nói về công ty cũ cũng góp phần tạo nên ấn tượng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Các công ty nước ngoài luôn xem trọng sự đóng góp và hòa đồng, vậy nên một người chỉ biết trách móc, đổ lỗi sẽ không phải ứng viên mà họ muốn tìm kiếm. Điểm đặc biệt khác ở công ty nước ngoài là họ luôn sẵn sàng thương lượng về tiền lương, thưởng, phúc lợi v.v…Khi được hỏi, bạn hãy thẳng thắn trình bày mức lương, phúc lợi mà mình mong muốn chứ đừng vì ngại, lo sợ mà tránh đề cập đến vấn đề thiết thực này.

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Ebomb sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi tham gia buổi phóng vấn xin việc bằng tiếng Anh.

Chúc các bạn học thành công!

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận